[GDKTPL12] – Chủ đề 3. bảo hiểm và an sinh xã hội

NỘI DUNG BÀI HỌC

Bài 3. Bảo hiểm

1 Bảo hiểm và một số loại hình bảo hiểm

a. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm.

Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm cho bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm để được hưởng bồi thường, chi trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra

Tham gia bảo hiểm nhằm giảm rủi ro trong cuộc sống, giảm bớt căng thẳng khi nằm viện, tuổi già, những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ,… Ý nghĩa cốt lõi nhất của bảo hiểm là bảo vệ tài chính trước những rủi ro bất ngờ như tai nạn, bệnh hiểm nghèo, ung thư, tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn,… Điều này có nghĩa khi có biến cố bất chợt xảy đến, bảo hiểm sẽ cùng người tham gia bảo hiểm vượt qua khó khăn tài chính để nhanh chóng ổn định cuộc sống.

b. Các loại hình bảo hiểm

Một số loại hình bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thương mại.

2 Vai trò của bảo hiểm

Bảo hiểm có vai trò to lớn cả về kinh tế và xã hội:

+ Về kinh tế: góp phần chuyển giao rủi ro, là một kênh huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế – xã hội; ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Về xã hội: giảm thiểu tổn thất, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của con người; góp phần hình thành lối sống tiết kiệm trong xã hội; góp phần tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp trong nền kinh tế.

Bài 4. An sinh xã hội

1 An sinh xã hội và một số chính sách an sinh xã hội cơ bản

a. Khái niệm và sự cần thiết của an sinh xã hội.

An sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân về xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.

An sinh xã hội có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, chẳng hạn như: Đảm bảo các điều kiện sống và phát triển tốt nhất cho người dân, bao gồm an toàn, sức khoẻ, giáo dục, lao động, thu nhập, chăm sóc xã hội và các quyền lợi khác; Giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, bảo hiểm, trợ cấp,… Thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội, góp phần tăng cường nguồn lực, năng lực và năng suất lao động của các cá nhân và cộng đồng; Tạo ra môi trường sống an toàn, bình đẳng và công bằng cho người dân, thể hiện quyền cơ bản của con người, chủ nghĩa nhân đạo của

b. Các chính sách an sinh xã hội cơ bản

Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm các chính sách cơ bản sau: chính sách hỗ trợ việc làm, chính sách về bảo hiểm, chính sách trợ giúp xã hội, chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

2 Vai trò của an sinh xã hội

Vai trò của an sinh xã hội:

+ Đối với đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội: được hỗ trợ giải quyết việc làm; tăng thu nhập cho người yếu thế, được cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch, nhà ở, thông tin,…

+ Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: giúp nâng cao hiệu quả quản lí xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm bắt bình đẳng, thu hẹp chênh lệch về điều kiện sống theo vùng, các nhóm dân cư đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người cần.

Tài liệu đính kèm