Cạnh tranh và vai trò quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Quy luật cạnh tranh (Competition Law) là sự điều tiết mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất, trao đổi hàng hóa một cách khách quan. Khi tham gia vào thị trường, các chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa ngoài hoạt động hợp tác thì cũng cần chấp nhận quy luật cạnh tranh.


Trong kinh tế thị trường, hoạt động cạnh tranh là điều tất yếu. Nói một cách đơn giản thì cạnh tranh chính là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhằm thực hiện tối đa lợi ích của mình.


Ví dụ 1: Bên bán luôn muốn bán sản phẩm với giá cao nhất, còn bên mua luôn giá rẻ hơn, 2 bên đều muốn cạnh tranh để mình có lợi nhất.

Ví dụ 2: Người bán Táo và Lê cạnh tranh với nhau về giá để bán được nhiều, nhanh nhất có thể. Xét trên cùng công năng Táo và Lê đều là 2 loại trái cây có giá trị sử dụng ngang nhau (bỏ qua yếu tố sở thích, chất lượng) thì ai bán giá rẻ hơn thì sẽ bán được nhanh hơn.

Ví dụ 3: Cửa hàng A và B đều bán quần áo thời trang cho giới trẻ. Cửa hàng A chuyên nhập hàng sản xuất Việt Nam mẫu mã không mới, không cập nhật xu hướng như cửa hàng B chuyên lấy sỉ tại các trang mạng của Trung Quốc. Theo thời gian, cửa hàng B luôn bán hàng được nhiều hơn, cửa hàng A thua lỗ phải đóng cửa.

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường.

Để hiểu rõ hơn về kinh tế thị trường bạn có thể xem bài viết: Kinh tế thị trường là gì?

Quy luật cạnh tranh mang tính 2 mặt: Tích cực và tiêu cực. Tìm hiểu chi tiết về tính 2 mặt của quy luật cạnh tranh dưới đây!


Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường các chủ thể không ngừng tìm kiếm, cải thiện các ứng dụng, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hệ thống dây chuyền sản xuất, đồng thời nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm hướng đến kết quả thúc đẩy sự phát triển của lực lượng xã hội.

Ví dụ: Sự cạnh tranh giữa các hãng Tivi như Sony, Samsung, LG, TCL, Panasonic,… Để có thể chiếm lĩnh thị trường và trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng thì bắt buộc các nhãn hàng tivi cần nghiên cứu, phát triển thêm nhiều tính năng, thay đổi thiết kế mẫu mã đẹp mắt, hỗ trợ chính sách bảo hành,…

Trong một nền kinh tế thị trường, để đảm bảo lợi nhuận tối đa thì các chủ thể kinh tế ngoài sự hợp tác thì họ luôn sẵn sàng cạnh tranh với nhau để giành cho mình những điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất và đảm bảo tính sáng tạo, đổi mới.

Từ sự cạnh tranh này, các chủ thể kinh tế trở nên năng động hơn, nhạy bén hơn với những biến động của thị trường. Cách chính sách kinh tế được cải thiện thường xuyên sao cho phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị trường. Nhờ sự vận động này mà nền kinh tế thị trường được hoàn thiện không ngừng.


Cách chủ thể cần phải cạnh tranh với nhau nhằm tiếp cận với nguồn nhân lực như tại nguyên, công nghệ, vốn, nguồn lao động. Với quy luật cạnh tranh, nguồn nhân lực trên thị trường sẽ được phân bổ một cách linh hoạt hơn.

Ví dụ: Khi xảy ra cạnh tranh về nguồn lực lao động, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc để đưa ra các mức lương, thưởng, chế độ phúc lợi,… Nhằm thu hút về mình lượng lao động có trình độ, chất xám về làm việc cho doanh nghiệp.

Nguồn lực (Resource) bao gồm tất cả các yếu tố được dùng để sản xuất ra mọi hàng hóa, dịch vụ như đất đai, tiền, máy móc, thiết bị, công nghệ,…Nguồn lực luôn có vai trò thúc đẩy để phát triển nền kinh tế của từng khu vực địa phương, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế chung của cả nước.​


Trong một nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào quyền quyết định của người tiêu dùng. Do đó, muốn chiếm lĩnh toàn bộ thị trường cũng như thu về lợi nhuận thì các doanh nghiệp bắt buộc phải cạnh tranh không ngừng để mở rộng thị phần.
Để mở rộng thị phần, doanh nghiệp cần tạo ra sản phẩm chất lượng, phân khúc sản phẩm phong phú, giá thành lại thấp thì mới có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Bên cạnh những tác động tích cực kể trên thì quy luật cạnh tranh cũng mang lại những tác động tiêu cực cho doanh nghiệp như:


Không ít doanh nghiệp đã không từ các thủ đoạn xấu xa nhằm thu về mức lợi nhuận khổng lồ như lừa đảo, buôn bán hàng giả, ăn cắp bản quyền, trốn thuế,…. Những hành vi vi phạm đạo đức này gây ra những tổn hại không hề nhỏ đến môi trường kinh doanh, làm suy thoái đạo đức giá trị xã hội thậm chí là vi phạm pháp luật.


Sự cạnh tranh không lành mạnh có thể gây ra nhiều sự lãng phí về nguồn lực xã hội, bởi vì cạnh tranh có thể chiếm giữ một nguồn lực đáng kể không được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí còn ép giá đối thủ cạnh tranh, ngăn chặn đối thủ sản xuất.

Khi nguồn nhân lực bị sử dụng không hiệu quả hay thậm chí là lãng phí thì xã hội sẽ mất đi cơ hội lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu. Đồng thời phúc lợi xã hội cũng bị giảm bớt.


Theo tiêu chí này ta có thể phân loại cạnh tranh thành 3 loại như sau:
– Cạnh tranh giữa người bán và người mua: hiểu theo nghĩa đơn giản thì đây là sự mặc cả dựa theo luật mua rẻ – bán mắc. Người bán luôn muốn bán giá cao nhất, còn người mua muốn mua giá rẻ nhất, hai bên đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình.
– Cạnh tranh giữa người mua và người mua: xảy ra khi trên thị trường khả năng cung cấp hàng hóa nhỏ hơn mức cầu của sản phẩm, dịch vụ. Lúc này, hàng hóa trở nên khan hiếm, người mua sẵn sàng chi trả một mức giá cao hơn khiến sự cạnh tranh giữa những người mua trở nên gay gắt hơn.
– Cạnh tranh giữa người bán và người bán: trong các loại cạnh tranh thì đây là cuộc cạnh tranh quyết liệt và phổ biến nhất trong nền kinh tế thị trường. Cách doanh nghiệp không ngừng ganh đua và loại bỏ lẫn nhau nhằm giành cho mình những thị phần, khách hàng mục tiêu để tồn tại và phát triển.

Với tiêu chí này, cạnh tranh được chia làm 3 loại:
– Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều nhà cung cấp, người bán và không ai nắm giữ ưu thế về số lượng sản phẩm cung ứng đủ lớn để có thể tác động đến sự chênh lệch về giá cả trên thị trường. Các doanh nghiệp bán ra thị trường sản phẩm và dịch vụ ở mức giá đã được xác định bởi thị trường dựa trên quy luật cung cầu.
– Cạnh tranh không hoàn hảo là loại cạnh tranh trên mà phần lớn các sản phẩm, hàng hóa không đồng nhất với nhau. Một sản phẩm có thể được sản xuất từ nhiều nhãn hiệu khác nhau nhằm mục đích phân biệt nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm dù cho sự khác biệt giữa chúng không quá lớn.
– Cạnh tranh độc quyền là hình thức cạnh tranh mà người bán cung cấp một số sản phẩm thuần nhất và có thể giữ quyền kiểm soát gần như là toàn bộ số lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ bán ra trên thị trường. Thị trường cạnh tranh độc quyền không có sự cạnh tranh về giá nên người mua bắt buộc phải chấp nhận mức giá do người bán đưa ra.


– Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực, một ngành kinh tế, cùng sản xuất ra một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Quy luật cạnh tranh này sẽ giúp cho kỹ thuật phát triển.

– Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nhiều ngành kinh tế khác nhau nhằm thu về mức lợi nhuận cao nhất. Quá trình cạnh tranh này có sự phân bổ vốn đầu tư hoàn toàn tự nhiên giữa các ngành kinh tế với nhau. Kết quả thu được là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân đáng kể.

– Cạnh tranh lành mạnh là loại cạnh tranh theo đúng quy định của luật pháp, thích hợp với chuẩn mực của xã hội và được xã hội thừa nhận. Cạnh tranh này thường được diễn ra một cách sòng phẳng, công khai và công bằng.

– Cạnh tranh không lành mạnh là loại cạnh tranh dựa vào những kẽ hở của luật pháp, làm trái với những chuẩn mực xã hội và thường bị xã hội lên án như khủng bố, trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc,…

Tài liệu đính kèm