[GDKTPL11] – Chủ đề 1. Cạnh tranh, cung – cầu trong nền kinh tế thị trường

NỘI DUNG BÀI HỌC

Bài 1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa.

2 Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

– Cạnh tranh thường xuyên diễn ra do:

+ Nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh khiến nguồn cung trên thị trường tăng lên làm cho các chủ thể kinh doanh phải cạnh tranh, tìm cho mình những lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường.

+ Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.

– Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh các rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hóa thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.

3 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

– Cạnh tranh có vai trò tạo động lực cho sự phát triển: tạo môi trường để các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau, không ngừng ứng dụng kỹ thuật công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, phân bổ linh hoạt các nguồn lực, hướng tới những điều kiện sản xuất tốt nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, không ngừng hoàn thiện nền kinh tế thị trường, thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.

4 Cạnh tranh không lành mạnh

– Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh như: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha, gây rối loạn doanh nghiệp khác, xâm phạm bí mật kinh doanh,… có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội.

– Do đó, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần bị phê phán, lên án và ngăn chặn.

Bài 2. Cung-cầu trong nền kinh tế thị trường

1 Cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung

– Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.

– Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

+ Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ;

+ Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh;

+ Giá bán sản phẩm;

+ Số lượng người tham gia cung ứng,…

2 Cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

– Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giả nhất định trong khoảng thời gian xác định.

– Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ;

+ Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng;

+ Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế;

+ Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ…

3 Mối quan hệ và vai trò của quan hệ cung - cầu

a) Mối quan hệ cung – cầu

– Cung – cầu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau:

+ Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung, ví như “đơn đặt hàng” của thị trường cho các nhà sản xuất, cung ứng.

+ Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng hóa, dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng sẽ được ưa thích khiến cho cầu về chúng tăng lên.

b) Vai trò của quan hệ cung – cầu

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, quan hệ cung – cầu có vai trò quan trọng đối với các chủ thể kinh tế:

+ Thứ nhất, vai trò đối với chủ thể sản xuất kinh doanh:

+ Quan hệ cung – cầu là tác nhân trực tiếp khiến giả cả thường xuyên biến động trên thị trưởng: khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giả giảm, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng; cung bằng cầu thì giá ổn định. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: có nhiều lợi nhuận khi bán giá cao, có thể thua lỗ khi bán giá thấp.

+ Hiện trạng quan hệ cung – cầu là căn cứ đề doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh: khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất; khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất.

– Thứ hai, vai trò đối với chủ thể tiêu dùng: quan hệ cung – cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp: nên mua hàng hóa, dịch vụ khi cung lớn hơn cầu, giá giảm không nên mua hàng hóa, dịch vụ khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng.

– Thứ ba,vai trò đối với chủ thể nhà nước: giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung – cầu hợp lý, góp phần bình ổn thị trường.